Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Vì sao bạn thích những lúc “chán như con gián” ?

0

Cập nhật vào 23/01

Phải chăng những ai yêu thích sự buồn chán chắc đều mang gien phản xã hội? Cái đó thì chưa chắc, nhưng cái thú này của họ cũng có lí do cả đấy!

Vì con mèo đi lạc mất, Kumiko Okada ra lệnh cho chồng cô, Toru đi tìm nó. Dạo gần đây, Toru vừa mới bỏ việc ở văn phòng luật – công việc mà anh gọi là “chân sai vặt chuyên nghiệp”. Anh cũng chẳng hề có chút tham vọng trở thành luật sư thực sự. Trong những ngày rảnh rỗi, anh bắt đầu viết và rồi viết ra một câu chuyện phiêu lưu dài 606 trang kể về các kĩ thuật trong việc đi tìm mèo.

Vì sao bạn thích những lúc "chán như con gián" ?

Cái hay của truyện Biên niên ký chim vặn dây cót của Haruki Murakami chính là việc Toru chẳng mấy liên quan đến hoàn cảnh của anh. Đơn giản chỉ là anh đi bộ và chú ý đến cảnh vật xung quanh. Chủ đề trở đi trở lại trong các tiểu thuyết của Murakami là: người anh hùng thất thế, không biết mình là ai hay nên đi về đâu, rồi gặp những biến cố bất ngờ. Câu chuyện về cuộc đời họ được ghi lại bằng những từ ngữ đời thường nhưng đáng quý.

Hôm nay, Toru có lẽ đã đi khắp thành phố Tokyo, mắt dán vào điện thoại. Có thể con mèo của anh có gắn chip điện tử, chuyện này có thể giúp anh định vị vị trí nhưng lại tạo nên một tiểu thuyết nhàm chán. Hoặc là Toru dừng lại để đăng ảnh cây cối trên đường và bữa trưa với món mì ramen lên Instagram, đăng lại những bức ảnh selfie mà May Kasahara đã chụp. Tài năng của Murakami là biến những chuyện đời thường thành những biểu tượng bằng cách đưa ra những chi tiết để ta tha hồ tưởng tượng.

Có một từ được dùng để miêu tả Toru là “nhàm chán”. Đừng vội phủ nhận phương pháp của anh. Anh ấy trân trọng sự buồn chán, một kĩ năng đang dần biến mất. Việc chúng ta có thể kết nối với nhau qua mạng bất cứ lúc nào không có nghĩa là ta nên làm như thế. Với nhiều người, lựa chọn đó chẳng hề tồn tại, như thể việc dành ra một ngày không dùng bất kì thiết bị điện tử nào là quay trở về thời Luddite (phản đối sử dụng máy móc và công nghệ trong sản xuất) – một vết nhơ trong quá trình tiến hóa của con người.

Vì sao bạn thích những lúc "chán như con gián" ?

Ngày xưa, tôi thường dùng từ Luddite để nói về những người bạn nói không với điện thoại. Thật là thiếu hiểu biết. Những người theo trường phái Luddite không phải là những người phản đối công nghệ. Chúng ta thấy hàng núi khó khăn mà họ gặp phải trong ngành than hiện nay. Công ăn việc làm của các thợ dệt ở Anh bị đe dọa do cơ giới hóa sản xuất, những người theo chủ nghĩa Luddite đã chiến đấu vì sự sống còn. Chúng ta tranh cãi xem có cần tiết kiệm sức lao động của họ không – vì than không phải là con đường đến tương lai – nhưng lại phủ nhận họ giống như những người theo trường phái lãng mạn vô tích sự bỏ quên kĩ năng tổ chức lao động và bản năng sinh tồn.

Trong tuyển tập mới Utopia is Creepy, gồm các bài viết luận và blog, Nicolas Carr viết rằng, chúng ta giả định rằng nhiều người theo chủ nghĩa Luddite vì hoài niệm và tình cảm, vì thế mà phủ nhận sự tiến bộ. Tuy nhiên, rất ít người nghi ngờ giá trị của công nghệ. Chẳng ai cho rằng chúng ta cần phải tắt Wi-Fi. Những gì chúng ta cần tính toán là chúng ta dùng nó như thế nào (nhiều đến mức nào) và bằng cách nào. Carr viết:

Nhìn về quá khứ luôn là một tội lỗi chống lại sự tiến bộ. Giờ đây, nhìn vào bên trong cũng là một tội lỗi đi ngược lại sự tiến bộ.

Michael Harris cũng đưa ra quan điểm tương tự trong cuốn The End of Absence. Giống như Carr, việc không thể đọc xong cuốn sách (với ông là cuốn Chiến tranh và Hòa bình) làm giảm chất lượng cuộc sống của ông. Là một nhà báo, những tin báo và tiếng ding liên tục vang lên khiến ông cảm thấy ngột ngạt. Mặc dù Harris công nhận giá trị của việc giao tiếp, nhưng ông thấy rằng, “giao tiếp hiệu quả không phải là mục đích tối cao của con người.”

Những con số mà ông trích dẫn thật đáng ngạc nhiên. Năm 2012-2013, ông viết,

Vì sao bạn thích những lúc "chán như con gián" ?

Google giúp ta tìm kiếm một nghìn tỉ thứ bằng 146 ngôn ngữ.
Mỗi ngày chúng ta gửi 144 tỉ email
Mỗi ngày, chúng ta thích 4,5 tỉ thứ trên Facebook
Mỗi phút, chúng ta đăng video lên Youtube – với tổng thời gian một trăm giờ.
Mỗi giây, chúng ta tải lên Instagram 637 bức ảnh.
Harris đã liên hệ điều này với điều kiện thao tác (operant conditioning), một thuật ngữ do nhà tâm lí học B. F. Skinner đưa ra năm 1937, để chỉ “bất kì hành vi tự giác được định hình bởi kết quả.” Nếu có phần thưởng, chúng ta sẽ theo đuổi, bất chấp những thứ có thể đánh mất hoặc việc bị tổn thương. Điều thú vị là việc đó chẳng hề liên quan đến chứng nghiện:

Động vật, kể cả con người, đều ám ảnh với hệ thống phần thưởng, những thứ đôi khi và ngẫu nhiên không có gì tốt đẹp.

Không phải mọi email đều được chọn, nhưng bạn sẽ tìm ra viên ngọc quý mà bạn chờ đợi trong số hàng nghìn email rác. Tuy nhiên bạn không thể làm thế ngay lập tức. Trong cuốn The Organized Mind, Daniel Levitin viết, nhiều khi bạn “chẳng thu được gì khi hoàn thành hàng nghìn nhiệm vụ đẹp mã, ngon nghẻ” giống như việc ấn nút xóa liên tục vậy.

Levitin cảnh báo, hành vi này sẽ tạo ra “dây chuyền phản hồi gây nghiện dopamine.” Não của bạn sẽ nhanh chóng được thưởng khi tìm kiếm sự công nhận từ bên ngoài. Vấn đề là vùng não cần cho việc duy trì sự tập trung bị những thiên kiến lạ lùng vốn có trong ta chiếm giữ. Chúng ta luôn hồi hộp, chờ đợi những điều sắp tới, cho dù chúng không chính đáng, hay tầm thường – chứ không phải những điều bình thường đầy hào hứng với nhiều khả năng mà Toru đã trải qua. Harris viết rằng chúng ta đánh mất khả năng để lơ đãng.

Chúng ta đánh mất không chỉ là khả năng tập trung mà còn mất đi trạng thái quan trọng không kém của não: sự lơ đễnh. Trí tưởng tượng của con người, một trong những món quà vĩ đại nhất dành cho loài người, dựa vào mạng lưới chế độ mặc định – mơ mộng. Công nghệ để chúng ta đi lang thang nhưng là lang thang trong thế giới của người khác thông qua một loạt siêu liên kết hỗn độn, những quảng cáo trá hình, những bài viết giả danh báo chí.

Trí tưởng tượng được vun đắp dựa trên sự buồn chán. Chúng ta cần những khoảng trống vắng, lơ đãng, để giải thoát bản thân khỏi luồng thông tin xối xả đang từng giây từng phút giết chết hệ thần kinh của ta. Khi mọi cơ hội đều có thể dùng để thích, kết nối và xóa bài đăng, – trong lúc nhâm nhi cà phê, lúc chờ đèn đỏ, lúc xếp hàng – chúng ta đánh mất đi giá trị của sự buồn chán. Thời gian trôi đi, ta sẽ nhận ra chúng ta đã bỏ qua một trong những kĩ năng quan trọng bậc nhất, đáng giá nhất – chính là sự buồn chán.

Theo : Tramdoc – Nguồn : Bigthink

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.