Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Người bị mắc chứng ngủ quá nhiều nên ăn gì, luyện tập như thế nào?

0

Cập nhật vào 08/01

Chứng ngủ quá nhiều thường thấy ở khá nhiều người trẻ ngày nay do rất nhiều nguyên nhân. Có thể cải thiện tình trạng này bằng chế độ ăn uống và thói quen hợp lí hàng ngày.

Chứng ngủ quá nhiều xuất hiện do lối sinh hoạt thiếu khoa học, dẫn tới thiếu một số chất trong cơ thể, là biểu hiện của một số bệnh lí hay do mắc chứng ngủ rũ. Nhu cầu ngủ quá nhiều trong ngày khiến cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải, thiếu tỉnh táo trong công việc vì thế ảnh hưởng đến chất lượng học tập, làm việc. Ngoài ra ngủ nhiều cũng là dấu hiệu của căn bệnh rối loạn giấc ngủ, đây là một căn bệnh có nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người bệnh. Các bạn có thể tham khảo các cách chữa bệnh rối loạn giấc ngủ.

Một chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt tích cực có thể giúp cải thiện tình trạng này.

 Chế độ dinh dưỡng

  1. Ăn bữa sáng lành mạnh và cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày với mỗi cơ thể. Một bữa sáng với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp nhiều năng lượng cho bộ não và cơ thể hoạt động trong ngày, không gây cảm  giác uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ do thiếu năng lượng.

Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn no sẽ giúp hạn chế việc sản sinh ra tryptophan – một axit gây buồn ngủ. Những bữa ăn nhỏ cũng giúp điều hòa đường huyết, giảm cảm giác mệt mỏi sau khi ăn.

  1. Giảm lượng tinh bột, tránh thức ăn chứa nhiều đường

Tiêu thụ nhiều tinh bột khiến não nạp vào nhiều tryptophan khiến bạn buồn ngủ hơn. Vì vậy, hãy cố gắng không ăn một lượng lớn tinh bột vào buổi sáng và buổi trưa.

Thực phẩm chứa nhiều đường có thể tăng năng lượng nhất thời nhưng không thể cung cấp năng lượng cả ngày và có thể gây béo phì. Hãy tránh đường bằng cách chọn các loại nước quả tươi, sinh tố.

Người bị mắc chứng ngủ quá nhiều nên ăn gì, luyện tập như thế nào? 1

Hoa quả, rau xanh, ngũ cốc là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và không gây buồn ngủ

  1. Uống nhiều nước, hạn chế thức uống có cồn

Uống nhiều nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất và vận chuyển các chất trong cơ  thể diễn ra dễ dàng hơn, giúp oxi lên não tốt hơn và hạn chế được căng thẳng, mệt mỏi.

Dùng nhiều thức uống có cồn có thể giúp dễ đi vào giấc ngủ vào ban đêm nhưng giấc ngủ bị gián đoạn sẽ khiến buồn ngủ hơn vào hôm sau. Vì vậy, nên chỉ dùng một lượng nhỏ thức uống có cồn.

Chế độ sinh hoạt

  1. Ngủ đủ giấc

Đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng vào ban đêm, không đi ngủ quá muộn và đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Nên dành 20-30 phút buổi trưa cho một giấc ngủ ngắn. Điều này rất tốt cho não nghỉ ngơi để tái tạo lại khả năng làm việc sau một buổi, tránh tình trạng căng thẳng gây mệt mỏi, buồn ngủ.

  1. Hạn chế căng thẳng

Những áp lực công việc, cuộc sống khiến những giấc ngủ ban đêm không được đảm bảo, sẽ tăng cảm giác buồn ngủ ban ngày. Vì vậy, hãy cố gắng thư giãn, giữ tinh thần luôn thoải mái và cố gắng hết sức giảm stress.

  1. Tập thể dục đều đặn

Việc tập thể dục rất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh cũng như tăng sự tỉnh táo. Đặc biệt, 20 phút đi bộ vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cho bạn có một tinh thần thoải mái đê bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng và tỉnh táo.

Người bị mắc chứng ngủ quá nhiều nên ăn gì, luyện tập như thế nào? 2

Đi bộ buổi sáng có tác dụng tích cực trong việc hạn chế những cơn buồn ngủ trong ngày

  1. Thư giãn trong thời gian làm việc

Nếu trong quá trình làm việc bạn cảm thấy buồn ngủ và khó tập trung thì hãy thư giãn khoảng 5 phút bằng những cách sau : rời khỏi chỗ ngồi và trò chuyện với đồng nghiệp, nghe một bản nhạc mạnh, tập một số động tác thư giãn tại chỗ, mát- xa mắt hay dùng một tách trà, cà phê,….

Chứng ngủ quá nhiều không phải một chứng bệnh nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và hiệu quả công việc hàng ngày của người mắc phải. Các biện pháp thay đổi đơn giản trong dinh dưỡng và sinh hoạt sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.