Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Làm thế nào để bớt nhạt nhẽo khi giao tiếp?

0

Cập nhật vào 06/01

(Sống Vui) Một trong những nỗi sợ lớn nhất ám ảnh chúng ta khi hoà nhập với thế giới và giao tiếp với những người khác – đó là bị chê nhạt.

Dấu hiệu của việc bạn đang trở nên nhạt nhẽo

Có lẽ ai trong chúng ta cũng có những giây phút khiến người khác cảm thấy nhàm chán và thậm chí là nhạt nhẽo. Đôi khi có những lúc, chính bản thân chúng ta cũng không nhận ra sự nhàm chán đó.

Làm thế nào để bớt nhạt nhẽo khi giao tiếp?

Trong cuốn sách “Dự án hạnh phúc” của mình, tác giả Gretchen Rubin có viết: “Nếu một người đột ngột thay đổi chủ đề khi nói chuyện với bạn không có nghĩa là họ không cảm thấy bạn quá nhàm chán. Một người chuyên nghiệp trong giao tiếp là người biết giấu đi sự nhàm chán của bản thân. Nhưng để có thể cười và tỏ ra quan tâm khi mà bên trong bạn chỉ muốn… ngáp vì chán thì thực sự là rất khó”.

Để ngăn chặn việc “zombie hóa” cuộc hội thoại, hãy cùng đi tìm hiểu những dấu hiệu dễ thấy bạn “thiếu muối” khi giao tiếp qua bài viết dưới đây.

1. Sử dụng những câu trả lời… lười biếng

“Thật ah? / Ờ/ Đúng”… Hãy cẩn thận với những câu trả lời như trên bởi chúng chỉ rõ, bạn đang bị mắc kẹt trong tình trạng ảm đạm.

Người ta cho rằng, những người thường nói “Ồ thật sao? Thú vị nhỉ” hay “Hay thế” trên thực tế lại không mấy quan tâm đến chủ đề cuộc nói chuyện chút nào.

Thay vì phản ứng có phần “lịch sự”, lời khuyên đưa ra là bạn hãy hỏi ngược lại người kể chuyện về cảm xúc của họ. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, chúng ta… nghiện nói về bản thân mình.

Sử dụng những câu trả lời... lười biếng

Theo các nhà nghiên cứu của trường ĐH Harvard, con người dành đến 40% các cuộc trò chuyện để nói về bản thân. Đó một phần là do các phản ứng sinh hóa đến từ bộ não.

Thông qua nhiều cuộc thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thấy rằng, mỗi lần người nào đó tự nói về mình, bộ phận “phần thưởng” của não bộ lại được kích thích. Điều này được so sánh với phản ứng của cơ thể khi ăn hay hoạt động tình dục, nó khiến con người trở nên phấn khích.

2. Lặp lại câu nói của người khác

Một thói quen nhàm chán dễ mắc phải trong giao tiếp đó chính là lặp lại gần như y hệt những gì người khác đã nói giống như một cái gương.

Một ví dụ điển hình cho cuộc nói chuyện “thiếu muối”:
– Hôm nay trời đẹp nhỉ?
– Ừ, trời đẹp thật.

Các cuộc đàm thoại thế này thường hay xảy ra do những nỗ lực sai lầm của người giao tiếp khi muốn tỏ ra lịch sự. Đó là khi chúng ta trả lời câu hỏi bằng chính quan điểm của người hỏi, trả lời quá trực tiếp hay đơn giản chỉ đồng ý với bất cứ thứ gì họ nói. Kết quả có được là những cuộc trò chuyện nhàm chán và dễ dàng rơi vào quên lãng.

Tuy nhiên chỉ với một chút khéo léo, bạn có thể dễ dàng biến một cuộc đàm thoại nhỏ thế này thành một cuộc trò chuyện có ý nghĩa hay ít nhất là mới lạ.

Tất cả những gì bạn cần làm đó là “phá vỡ cái gương”. Bạn có thể dẫn câu chuyện đi theo một lối khác bằng cách đề cập đến một sự kiện hay một vấn đề khác một cách bất ngờ, thúc đẩy người kia gia nhập vào cuộc hội thoại. Dù vấn đề mới có kì lạ hay thậm chí vô lý thì cũng không sao, bởi bạn đã tìm ra được một chủ đề để nói.

3. Mắt đảo vòng quanh

Lặp lại câu nói của người khác

Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất để biết rằng bạn nhàm chán là khi người đối diện bạn đảo mắt ra chỗ khác.

Có câu “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, người ta tin rằng có thể thấy được cả con người thông qua ánh mắt của họ. Điều này có phần chính xác bởi vì đôi mắt chịu trách nhiệm lớn trong việc truyền tải cảm xúc của chúng ta.

Các nhà khoa học còn khám phá ra được cách “đoán ý nghĩ” thông qua đôi mắt. Có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về hướng nhìn của mắt khi con người nói dối. Theo đó, khi con người bất giác nhìn lên phía trên về bên phải, họ có thể đang nói dối hoặc tưởng tượng một thứ gì đó.

Một số “mã” bí mật liên quan đến chuyển động của mắt được đưa ra như sau: Nhìn về bên phải là tư tưởng của thính giác (vd: nhớ một bài hát); nhìn về bên trái là tư tưởng của thị giác (vd: nhớ lại một màu sắc); nhìn xuống về bên phải là cảm giác nhớ về một vấn đề nào đó.

Và khi mắt người đối diện bạn đảo quanh vô định thì bạn có thể hiểu rằng, câu chuyện bạn kể chẳng có gì thú vị cả.

Xem thêm bài viết : 

4. Quay người về hướng khác

Quay người về hướng khác

Marc Chernoff có nói trong cuốn sách “1.000 điều mà người thành công sẽ làm khác bạn” của mình là cần phải quan tâm không chỉ đến vị trí của đầu mà cả của vai, đầu gối và… ngón chân của người đối diện trong một cuộc hội thoại.

Nghe có vẻ khắt khe nhưng cách ngồi sẽ tiết lộ mức thu hút của bạn trong một cuộc trò chuyện. Theo Marc Chernoff, khi chúng ta vui vẻ tham gia vào một cuộc trò chuyện, chúng ta không chỉ quay hẳn người, mặt đối diện với người nói mà cả bàn chân và thân người chúng ta cũng vậy.

Ngược lại, khi một người không chắc chắn về việc muốn tiếp tục nói với người đối diện, hay không hoàn toàn để ý vào cuộc đối thoại, họ có xu hướng hướng bàn chân mình về một hướng khác như để chuẩn bị sẵn sàng bước đi.

Làm sao để hết ” Nhạt “?

Không có ai nhạt, chỉ có những người chưa biết cách ướp muối cho những câu chuyện của mình.

Nhưng tin tốt, và cũng là một sự thật cơ bản là không có ai sinh ra đã nhạt. Họ chỉ có nguy cơ đến ranh giới của sự nhạt khi không hiểu rõ bản chất của mình hoặc không dám (hoặc không biết làm thế nào) để giới thiệu con người mình với người khác.

Đơn giản là, chẳng có một ai hay điều gì vốn thú vị hay hoàn toàn nhạt từ bản chất. Rất nhiều trong số những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng không hề đề cao những yếu tố cao quý hay hiếm có; chúng diễn tả những điều tầm thường nhất theo cách đặc biệt, với sự chân thành kỳ lạ và cởi mở với trải nghiệm tiêu cực.

Làm sao để hết " Nhạt "?

Lấy ví dụ, bức tranh vẽ cỏ của họa sĩ Đan Mạch Christen Købke ở ngoại ô Copenhagen năm 1833. Thoạt nhìn, phong cảnh hoàn toàn không có gì đáng kể và khó có thể nhìn ra bất kì chất liệu mới mẻ nào trong bức tranh, nhưng – như mọi nghệ sĩ tuyệt vời khác – Købke biết làm thế nào để làm mới nhận thức của chính mình và dệt nên một kiệt tác nhỏ về một chủ đề thường nhật.

Và cũng giống như việc không có gì tẻ nhạt, thậm chí cả dòng sông, cây cối hay thậm chí bông bồ công anh, không con người nào tự nhiên nhạt. Những người có khả năng thể hiện bản chất thực sự của chính mình, với sự chân thực và không hề giả tạo, luôn luôn thú vị. Khi chê người khác nhạt, chúng ta chỉ đang ám chỉ một người đã không có can đảm hoặc sự tập trung để cho ta biết họ là người như thế nào. Ngược lại, chúng ta luôn được thu hút khi tự tin thể hiện bản thân là người như thế nào, chúng ta thực sự mong muốn, ghen tị, tiếc nuối, và ước mơ những gì. Bất cứ ai trung thành với việc “khôi phục” lại những “dữ liệu” về cảm giác tồn tại là như thế nào, chắc chắn sẽ có muôn vàn các cách để làm xiêu lòng người khác.

Những người thú vị không phải là người đã trải qua những chuyện thú vị, đã đi khắp thế giới, hay gặp gỡ các vị quan chức quan trọng hoặc có mặt tại các sự kiện chính trị lớn. Cũng không phải là người nói chuyện bằng ngôn ngữ học thuật nặng về văn hóa, lịch sử hay khoa học.

Họ là những người đã phát triển khả năng lắng nghe và hiểu bản thân, như một phóng viên trung thực và đáng tin cậy về các rung động của tâm trí và trái tim mình, người có thể kể lại cho chúng ta các câu chuyện cảm động, kịch tính và kì diệu trong đời sống thường nhật.

Làm sao để hết " Nhạt "?

Vậy thì, những yếu tố nào khiến con người thật của chúng ta trở nên thú vị?

Đầu tiên, và quan trọng nhất, chúng ta chán nản khi không còn niềm tin rằng chính cảm xúc của mình thực sự có thể làm người khác thích thú. Bên cạnh sự khiêm tốn, thói quen, chúng ta đẩy một số suy nghĩ thú vị nhất của bản thân sang một bên để làm theo những thoả thuận tuy đáng tôn trọng nhưng khô khan của những thứ được cho là có thể gây ấn tượng.

Khi chúng ta kể về những giai thoại, ta nhấn mạnh vào các chi tiết bên ngoài – về những người có mặt ở đó, ta tới đó khi nào, nhiệt độ lúc ấy ra làm sao – thay vì dám can đảm thuật lại từng lớp cảm xúc nằm dưới những thông tin; khoảnh khắc của sự tội lỗi, sự hấp dẫn thể xác bất ngờ, sự hờn dỗi một cách nhục nhã, khủng hoảng nghề nghiệp, hay sự khoan khoái kì lạ đến vào lúc ba giờ sáng.

Làm thế nào để bớt nhạt nhẽo khi giao tiếp?

Cách chúng ta bỏ bê cảm xúc nguyên thuỷ nhất của bản thân không chỉ đơn thuần là một thiếu sót; nó có thể là chiến lược cố ý giữ tâm trí chúng ta khỏi việc nhận thức được nguy cơ rằng ý nghĩ về phẩm giá và chừng mực đang bị đe doạ. Chúng ta lảm nhảm một cách rời rạc với thế giới bởi vì chúng ta thiếu can đảm để quan sát kỹ hơn và vững vàng bất chấp thế giới.

Có một cảm giác rất rõ ràng rằng hầu hết những đứa trẻ 5 tuổi đều “mặn”hơn những người ở tuổi 45 một cách đáng kể. Điều khiến cho các em thú vị không phải là em có nhiều cảm giác thú vị hơn bất cứ ai, nhưng các em giống như những người thuật lại những cảm xúc này một cách thoải mái mà không bị giới hạn hay cấm đoán.

Sự thiếu kinh nghiệm của các em về thế giới có nghĩa rằng các em vẫn trung thành với chính bản thân mình một cách bản năng; và vì vậy các em sẽ thẳng thắn nói với chúng ta những gì em thực sự nghĩ về bà và em trai nhỏ của họ, kế hoạch để thay đổi hành tinh này và những gì em tin rằng tất cả mọi người nên làm khi gặp lão ba bị. Chúng ta bị nhạt, không phải do bản chất, mà bị giáo dục – khởi đầu bằng sự áp đặt sự độc tài lên bản thân trong thời niên thiếu – để trở nên bình thường.

Tuy nhiên, ngay cả khi trung thực với cảm xúc của chính mình, chúng ta vẫn có thể cảm thấy nhàm chán bởi vì không biết rõ về bản thân như ta tưởng, và do đó bị mắc kẹt ở mức nhấn mạnh vào cảm xúc mà không thể lý giải nó. Chúng ta sẽ khẳng định – và nhấn mạnh – rằng một trải nghiệm vô cùng ‘thú vị’, ‘khủng khiếp’ hoặc ‘đẹp điên đảo’, nhưng sẽ không có đủ khả năng giải thích cho những người xung quanh hiểu lý do ta cảm thấy vậy. Chúng ta có thể nhạt vì không muốn chia sẻ cuộc sống của mình, bởi vì chúng ta vẫn chưa hiểu rõ cuộc sống đến mức có thể làm như vậy.

May mắn thay, sự thú vị bẩm sinh không phải tài năng đặc biệt gì; chỉ cần bạn biết mình sẽ nói gì, chân thành và nói có trọng tâm. Con người mà ta vẫn ngợi ca là thú vị, về bản chất, chỉ làm một người cảm thức được những mong ước của ta khi tham gia các quan hệ xã hội: được nhìn cuộc đời không tô vẽ qua con mắt của họ và được cảm thấy an ủi khi mình không phải là người duy nhất trong vũ trụ này có những xúc cảm hoang mang, kì cục và mãnh liệt trong lòng.

Nguồn : Tổng hợp

3.3/5 - (3 bình chọn)
Share.

Comments are closed.