Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Lo lắng, sợ hãi kéo dài – Biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu

0

Cập nhật vào 08/01

Nếu bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi kéo dài thì hãy cẩn thận. Bởi đây là biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu. Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Trong cuộc sống, đôi khi sẽ có những sự việc xảy ra khiến bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi trong một vài ngày. Chẳng hạn như bạn sợ con mình bị bắt cóc, sợ bị cướp khi mới có sự việc như vậy xảy ra tại nơi ở. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cứ lo lắng, sợ hãi trong suốt thời gian dài (khoảng 6 tháng) mà không thể ngừng được thì rất có thể bạn đã mắc một căn bệnh về tâm thần mang tên rối loạn lo âu. Hãy cùng songvui.top tham khảo bài viết sau đây.

  1. Những biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu

Trạng thái lo lắng, sợ hãi là biểu hiện phổ biến nhất của chứng bệnh này. Tuy nhiên, để kết luận xem mình có thực sự bị rối loạn lo âu hay không, cần để ý đến những biểu hiện sau:

  • Lo lắng quá mức: bạn lo lắng về rất nhiề vấn đề xung quanh cuộc sống của bạn, những vấn đề trước đây với bạn là bình thường nhưng bây giờ lại khiến bạn cảm thấy vô cùng lo lắng.
  • Cảm xúc lo lắng bao trùm phần lớn tâm trí bạn khiến bạn khó tập trung vào công việc và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Có những nỗi sợ hãi mà chính bạn cũng cảm thấy vô lý nhưng không thể kiểm soát được điều đó.
  • Dễ cáu gắt, tức giận với những người, những việc xung quanh.
  • Thỉnh thoảng run rẩy, tim đập nhanh, đổ mồ hôi
  • Có thể xuất hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, căng cơ
  • Thường xuyên mất ngủ, nằm mơ thấy ác mộng

biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu 1

Nỗi lo lắng, sợ hãi kéo dài khiến bạn khó kiềm chế cảm xúc, dễ tức giận với mọi thứ xung quanh

  1. Những hệ lụy khi bị rối loạn lo âu

  • Ảnh hưởng tới tim mạch : Trạng thái lo lắng, sợ hãi khiến tim đập nhanh hơn bình thường. Tình trạng này kéo dài thường xuyên thể gây nên đau tim, co thắt mạch máu.
  • Rối loạn tiêu hóa : Khi căng thẳng, vùng dưới đồi sẽ kích thích tuyến vỏ thượng thận tiết ra hormon cortisol, kích hoạt sự co thắt của dạ dày, làm tăng tiết dịch vị.
  • Xuất hiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Khi những lo lắng kéo dài, bạn sẽ ngày càng lo lắng về nhiều thứ hơn, xuất hiện những ảo giác, nỗi sợ mơ hồ khiến bạn bị ám ảnh và có những hành động bất thường.
  • Ảnh hưởng đến công việc: Lo lắng, sợ hãi thường sẽ gây mất ngủ, khả năng tập trung kém, thiếu kiên nhẫn kiến bạn khó để hoàn thành bất cứ việc gì.

Ngoài ra bệnh rối loạn lo âu cũng có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu 2

Lo lắng, sợ hãi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ và hiệu quả công việc

  1. Nguyên nhân gây lo lắng, sợ hãi kéo dài

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trạng thái cảm xúc này là do căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống, ngủ không đủ giấc, trầm cảm nhẹ. Cùng với đó, một sự kiện đột ngột nào đó diễn ra trong cuộc sống khiến bạn phải lo lắng sẽ là tác nhân trực tiếp dẫn bạn đến với chứng rối loạn lo âu.

  1. Cách phòng và điều trị bệnh

Hãy giữ thói quen sinh hoạt, làm việc hợp lý theo khoa học. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày. Tránh xa các tác nhân kích thích như rượu bia, thuốc lá. Dành thời gian cho các hoạt động giải trí mình yêu thích.

Tham gia nhiều hơn vào các hoạt động tập thể, xã hội sẽ giúp hạn chế căng thẳng, áp lực.

Tập thể dục cường độ vừa phải hoặc ngồi thiền sẽ giúp giải tỏa stress, cân bằng hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể, ngủ ngon hơn.

Trong trường hợp bệnh nặng, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và bản thân khó kiểm soát những lo lắng, sợ hãi, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được khám và có hướng điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc an thần để hỗ trợ giấc ngủ.

Lo lắng, sợ hãi là cảm xúc tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài  có thể là đại diện cho chứng rối loạn lo âu, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của người bị bệnh. Vì vậy, bạn cần chú ý và sớm có biện pháp điều trị.

Xem thêm:

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.