Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Giải đáp: Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

0

Cập nhật vào 08/01

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Bệnh trầm cảm sau sinh thường có các dấu hiệu mệt mỏi, chán nản do hội chứng thay đổi tâm sinh lý sau sinh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường. Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau để biết rõ hơn.

Các giai đoạn chính của trầm cảm sau sinh

Để có thể giúp đỡ và điều trị kịp thời cho phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm, người thân cần nắm vững các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh qua 3 giai đoan chính sau:

+ Giai đoạn 1:

Bản thân các bà mẹ sau sinh cảm thấy tâm trạng buồn chán, nhạt nhẽo nhất thời, hay có các suy nghĩ tiêu cực. Bạn mất đi sự hứng thú với các sở thích trước đây của mình. Bạn cảm thấy chán ghét bản thân.

Lối sống và cách sinh hoạt của bạn cũng thay đổi theo hướng tiêu cực như: mất ngủ, hoặc ngủ rất nhiều, biếng ăn, hoặc ăn uống vô độ.

Ở giai đoạn này, phụ nữ sau sinh trở nên khép kín hơn, không còn muốn gần con người, kể cả những người rất thân quen. Người bệnh chỉ cảm thấy thật sự thoải mái khi ở một mình, quanh quẩn một mình nhiều hơn bao giờ hết, và điều đó càng khiến sự trầm cảm trở nên nặng hơn. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bạn có thể tham khảo thêm tại: trầm cảm sau sinh.

+ Giai đoạn 2:

Sau một quá trình trầm cảm dài của giai đoạn 1, cơ thể của mẹ bỉm sữa đã bị ảnh hưởng cực kì tệ bởi những đêm trằn trọc không ngủ, những ngày liên tiếp cảm thấy buồn bã, những bữa ăn không điều độ, cơ thể bạn trở nên trì trệ.

Não bộ bắt đầu giảm đến ngừng sản xuất hormone gây hạnh phúc – serotonin. Cảm giác vô hồn, không còn niềm tin, ước mơ, hi vọng về một tương lai hạnh phúc. Nếu đã từng mất mát, phụ nữ sau sinh sẽ cảm thấy như mình sẽ không bao giờ có thể vượt qua được.

Sự mất ngủ và sự đình trệ của cơ thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ, không còn suy nghĩ thấu đáo và minh mẫn. Thậm chí không còn cảm thấy lo âu, các bà mẹ xa rời với mọi điều xung quanh.

+ Giai đoạn 3:

Gần 50% người mắc bệnh trầm cảm ở giai đoạn này sẽ có nguy cơ tự sát. Người bệnh sẽ không đủ tỉnh táo. Điều duy nhất bạn nghĩ đến là làm sao để thoát khỏi cuộc sống bi thương này, nơi toàn nỗi buồn, mất mát, tăm tối và khổ đau. Và lúc này bạn có thể tự làm đau và tự sát bản thân mình.

Qua các  dấu  hiệu cụ thể của từng giai đoạn trên. Người nhà và bệnh nhân cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, tránh để đến giai đoạn 3. Lúc này cần đến sự trợ giúp của bác sĩ tư vấn tâm lý để có thể chia sẻ và hướng các bà mẹ bỉm sữa đến những điều tích cực trong cuộc sống.

Hãy tâm sự với chồng, bạn bè, người thân một cách thật lòng những gì bạn đang trải qua. Nói với họ rằng bạn cần giúp đỡ.

Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu 2

Bệnh trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu?

Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu? đang là câu hỏi mà có nhiều người muốn biết câu trả lời nhất hiện nay. Đối với những bà mẹ bị bệnh nhẹ thì có thể hết trong giai đoạn đầu ở cữ, tuy nhiên nếu nặng hơn, nó có thể kéo dài trong quãng thời gian nuôi con của các bà mẹ từ 1-2 năm. Người thân trong gia đình cần quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ để các bà mẹ sau sinh có thể nhanh chóng vượt qua chứng trầm cảm này.

Cách điều trị bệnh trầm cảm sau sinh

Để điều trị bệnh trầm cảm cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormone, thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, đối với các bà mẹ bỉm sữa vì đang trong gia đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, khi điều trị bệnh khác với một số người bình thường nên cần lưu ý một  số điều sau:

– Liệu pháp tâm lý bao gồm tâm lý cá nhân hoặc tâm lý nhóm là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Đây là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên vì không cần sử dụng đến thuốc, không sợ ảnh hưởng đến trẻ nếu bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.

– Liệu pháp hormone bao gồm sử dụng estrogen thay thế đôi khi có hiệu quả đối với trầm cảm sau sinh. Hormone estrogen được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm.

– Đối với những trường hợp nặng, bà mẹ không thể chăm sóc được bản thân mình và con thì cần sử dụng thuốc chống trầm cảm nhưng cần phải lưu ý nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì cần phải có sự cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng thuốc điều trị với tác dụng phụ nếu tiếp tục cho con bú và phải có sự theo dõi sát của bác sĩ chuyên khoa.

>> 10 dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị trầm cảm

Được tổng hợp bởi songvui.top

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.