Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Mạc Đĩnh Chi – chuyện cậu bé bán củi thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên

0

Cập nhật vào 21/06

Đất Việt ta từ bao đời nay đã sinh ra rất nhiều anh hùng dân tộc, những danh nhân đất Việt, những trạng nguyên lẫy lừng… Một trong số đó là Lưỡng quốc Trạng Nguyên – Mạc Đĩnh Chi. Cùng tìm hiểu về câu chuyện của ông, từ một cậu bé bán củi trở thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên như thế nào nhé!

Xuất thân và tiểu sử của Mạc Đĩnh Chi

Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi sinh năm 1272 mất năm 1346, tên tự là Tiết Phu, hiệu là Tích Am, quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương). Tổ tiên ông là Mạc Hiển Tích đỗ khoa Thái học sinh năm Bính Dần đời vua Lý Nhân Tông. Ông thông minh hơn người, nhưng tướng mạo xấu xí.

Mạc Đĩnh Chi - chuyện cậu bé bán củi thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên

Từ cậu bé bán củi đến Lưỡng Quốc Trạng Nguyên

Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xí. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rừng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ. Bố mất sớm, nhà lại nghèo, nhưng Mạc Đĩnh Chi đã vượt lên mọi trở ngại.

Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được học. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.

Bấy giờ Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc mở trường dạy học ở phủ của mình thuộc vùng Chí Linh. Nghe tiếng lành về cậu bé ham học nên Chiêu Quốc Vương đã thu nhận Mạc Đĩnh Chi vào chu cấp cho ăn, học. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép, ngoài Mạc Đĩnh Chi, phủ đường của Chiêu Quốc Vương còn đào tạo thành tài những người khác như Bùi Phóng ở Hồng Châu và gần 20 người khác “đều được dùng cho đời”.

Mạc Đĩnh Chi - chuyện cậu bé bán củi thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên

Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng, tài cao, thi đỗ trạng nguyên (khoa thi năm 1304). Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài.

Mạc Đĩnh Chi làm ngay bài phú lấy tên là “Bông sen trong giếng ngọc” để -tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Trong bài phú có đoạn:

Há rằng trống rỗng bất tài
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay.
Nếu ta giữ mực thẳng ngay.
Mưa sa gió táp xem nay cũng thường

Bài phú rất hay, hay đến nỗi vua Trần phải phong cho ông làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia sau thăng đến chức Đại liêu ban tả Bộc xạ (tể tướng). Với lòng yêu nước thương dân, ông đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.

Ông hai lần được cử sang phương Bắc vào các năm 1308 và 1322.

Ngay trong chuyến đi đầu tiên, ông đã chứng minh tài năng, tài ứng đối như thần, cốt cách của người Việt, tôn trọng nước lớn nhưng không hạ thấp vị thế nước mình, lại giảo hoạt vượt trội các sứ thần các nước như Cao Ly (Triều Tiên, Hàn Quốc) buộc vua Nguyên phải phong ông làm trạng nguyên Bắc triều (Lưỡng quốc Trạng nguyên).

Cốt cách của Mạc Đĩnh Chi

Bên cạnh đức hiếu học, nét đáng quý ở Mạc Đĩnh Chi là ông luôn giữ được bản tính thật thà, cương trực, thẳng thắn, hết lòng vì nước, vì dân.

Mạc Đĩnh Chi - chuyện cậu bé bán củi thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên

Theo sách Kể chuyện trạng Việt Nam của GS Vũ Ngọc Khánh, dù nghe tiếng ông liêm khiết đã lâu, vua Trần Minh Tông vẫn muốn thử thách. Nhà vua sai thị vệ bỏ trước cửa nhà Mạc Đĩnh Chi 10 quan tiền. Sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy tiền để trước cửa, ông lập tức vào triều tâu lên vua.

– Tâu bệ hạ, sáng sớm nay, thần bắt được 10 quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả nhà không ai nhận, nay thần xin trao lại để bệ hạ trả cho người đã mất!

Vua Trần Minh Tông mỉm cười và nói:

– Tiền ấy không ai nhận, cho khanh giữ lấy mà dùng.

– Thưa bệ hạ, tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm nên tìm người trả lại thì hơn.

– Khanh yên tâm, cứ giữ lấy mà dùng, tiền ấy để thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của khanh đấy.

Bấy giờ, Mạc Đĩnh Chi mới vỡ lẽ là nhà vua thử lòng ông. Nhận tiền xong, ông chào tạ ơn nhà vua rồi ra về.

Gia đình Mạc Đĩnh Chi

Tổ tiên là Mạc Hiển Tích đỗ khoa Thái học sinh năm Bính Dần đời vua Lý Nhân Tông

Đĩnh Chi sinh ra Cao, Cao sinh ra Thúy, Thúy sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương rồi trú tại đó. Bình sinh ra Hịch, Hịch lấy con gái trưởng của Đặng Xuân người cùng xã, sinh được ba con trai, con trưởng là Đăng Dung, con thứ là Đốc Tín, con út là Quyết. Đăng Dung có sức khỏe, vì đỗ võ cử, được sung vào quân túc vệ, đến đây phong cho chức này.

Năm 1406, nhà Minh xâm lược Đại Ngu, Mạc Địch, Mạc Thúy, Mạc Viễn và Nguyễn Huân mạo nhận là họ Mạc đều là những kẻ bất đắc chí, đón hàng quân Minh, người Minh đều trao cho quan chức. Sau Thúy làm đến tham chính; Địch làm đến chỉ huy sứ; Viễn làm đến diêm vận sứ; Huân làm đến bố chính; (Thúy, Địch, Viễn là cháu Mạc Đĩnh Chi)

Mạc Đĩnh Chi - chuyện cậu bé bán củi thành Lưỡng quốc Trạng Nguyên

Mạc Đĩnh Chi mất năm 1346, thọ 74 tuổi. Điện thờ và phần mộ ông đặt tại quê nhà. Ngày nay, nhiều tỉnh thành ở nước ta có những con đường và ngôi trường mang tên ông.

5/5 - (124 bình chọn)
Share.

Comments are closed.